Nhiều người thắc mắc Đèo Ô Quý Hồ ở đâu? thuộc tỉnh nào? dài – cao bao nhiêu? Bài viết hôm nay https://chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Đèo Mã Pí Lèng dài – cao bao nhiêu?
- Đèo Bảo Lộc dài – cao bao nhiêu?
- Đèo Khánh Lê cao bao nhiêu km?
Đèo Ô Quý Hồ ở đâu? thuộc tỉnh nào? dài – cao bao nhiêu?
Đèo Ô Quý Hồ ở đâu? thuộc tỉnh nào?
Đèo Ô Quý Hồ, đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là đèo trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam.
Đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh. Tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là “đèo Trạm Tôn”. Đèo còn có tên địa phương còn là Cổng Trời. Tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo với tên đèo Ô Quý Hồ.
Đây là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đèo Ô Quý Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai.


Đèo Ô Quý Hồ dài – cao bao nhiêu?
Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50 km dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quý Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”.
Đèo Ô Quý Hồ có chiều cao gần 2000 mét so với mực nước biển.
Đến năm 2019 với độ dài gần 50 km Đèo Ô Quy Hồ là đèo dài nhất Việt Nam.
Đường lên Đèo Ô Quý Hồ:
Đèo Ô Quý Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, Khách bộ hành trên đường từ Sa Pa đi thăm Thác Bạc với cung đường khoảng 12 km, vượt qua cổng vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn với điểm kiểm lâm Trạm Tôn, một trong những xuất phát điểm của tuyến chinh phục đỉnh Phan xi păng ở độ cao 1940m, khoảng vài km là đã lên đến đỉnh đèo Ô Quý Hồ ở độ cao gần 2000 m. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời.
Đèo Ô Quý Hồ được vây quanh bởi sương mù, vào những mùa nắng không sương thì đây là nơi tuyệt đẹp cho những tín đồ thích đi du lịch. Việc trải qua cung đường đèo nguy hiểm và hiểm trở để lên đây ngắm cảnh sẽ là 1 trải nghiệm tuyệt vời cho những ai muốn thử thách bản thân.
Đèo Ô Quý Hồ được cho là đèo dài nhất và cũng hiểm trở bậc nhất, đặc biệt là vào mùa mưa, khi lưu thông lên đèo các bạn nên chú ý đường và nếu quá nguy hiểm hãy tạm gác việc leo đèo ngay vì tính mạng của bản thân. Những năm qua đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên vùng đèo này. Những vụ tai nạn do quá chân ga của bác tài, do không kiểm soát tốc độ dẫn đến lao xe vào núi, xuống vực v.v…
Do đó, khi đi qua Đèo vào những ngày mưa hiểm trở thì trong quá trình lưu thông, nhà xe, lái xe, các bạn phượt thủ phải chú ý công tác bảo dưỡng, kiểm tra kỹ hệ thống thắng (phanh), đèn xi-nhan, hệ thống phòng cháy chữa cháy trên xe.
Việc sắp xếp hàng hóa trong khoang xe, những vật dụng dễ phát sinh nguồn nhiệt cần bố trí riêng, vật dễ cháy nổ phải được xe chuyên dụng vận chuyển… bên cạnh đó cũng luôn chuẩn bị các vật dụng y tế – sữa chữa cẩn thiết khi xảy ra tai nạn.
Qua bài viết Đèo Ô Quý Hồ ở đâu thuộc tỉnh nào dài – cao bao nhiêu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.