Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? thờ ai? mấy giờ đóng – mở cửa?

Nhiều người thắc mắc Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? thờ ai? mấy giờ đóng – mở cửa? Bài viết hôm nay https://chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? thờ ai? mấy giờ đóng – mở cửa?

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?

Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lịch sử hình thành Chùa Vĩnh Nghiêm:

Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang; kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…

Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hoà về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử đóng góp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v…

Riêng quả Đại hồng chung có tên là “Chuông Hòa bình” thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến.

Chùa Vĩnh Nghiêm mấy giờ đóng – mở cửa? có bán vé không? giá vé bao nhiêu?

Chùa Vĩnh Nghiêm không bán vé ra vào cửa, và hoàn toàn miễn phí, khuôn viên có bãi giữ xe bạn chỉ mất phí giữ xe mà thôi.

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa lúc 6h00 – và đóng cửa lúc 20h00, vào các ngày lễ đặc biệt như Vu Lan – Phật Đảng thì có thể sẽ muộn hơn đôi chút.

Chùa Vĩnh Nghiêm thờ ai?

Khi qua cổng, trước mặt là tượng Phật Quan Âm Bồ Tát đang phổ độ chúng sinh tiếp đó ta phải bước lên các bậc thang để vào được Bái điện. Bái điện chính giữa thờ đức Phật Thích Ca cao 7m, hai bên thờ Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Ở sát vách hai bên có đặt bốn pho tượng đồng bốn vị đệ tử của đức Phật Thích Ca: Xá Lợi Phất (Trí Tuệ Đệ Nhất); Mục Kiền Liên (Thần Thông Đệ Nhất); A Nan (Đa Văn Đệ Nhất); La Hầu La (Mật Hạnh Đệ Nhất).

Ngoài ra còn nhiều bức phù điêu, công trình gỗ chạm khắc điêu luyện từ các thợ thủ công nổi tiếng ở miền Bắc.

Chính Điện thờ các bức phù điêu La Hán: Khuyến Học La Hán, Thuyết Pháp Văn Pháp La Hán, Đạo Sơn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, Cúng Dàng La Hán, Cúng Dàng Bố Thí La Hán, Đại Hàn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán. Ở hàng hiên, trước lối vào chánh điện, mỗi bên có một pho tượng Kim Cương lớn.

Phía sau là Điện Địa Tạng nơi thờ Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Quan Âm, Hộ Pháp và các bàn thờ hình ảnh, linh vị chư Phật tử quá cố.

Tòa Bảo Tháp Quan m cao 7 tầng với 37m mỗi tầng đều thờ 1 Bồ Tát Quan Thế Âm, ngoài ra còn có tháp Xá Lị là nơi đặt hài cốt của các tăng ni – Phật tử. Bên cạnh đó là Tháp đá Vĩnh Nghiêm được biết đến là tháp bằng đá lớn nhất – cao nhất tại Việt Nam đây là nơi thờ 1 trong 2 vị cao tăng người sáng lập ra chùa Vĩnh Nghiêm.

Qua bài viết Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu thờ ai mấy giờ đóng – mở cửa? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Check Also

Chùa Ấn Quang ở đâu? thờ ai? mấy giờ mở - đóng cửa? giá vé bao nhiêu?

Chùa Ấn Quang ở đâu? thờ ai? mấy giờ mở – đóng cửa? giá vé bao nhiêu?

Nhiều người thắc mắc Chùa Ấn Quang ở đâu? thờ ai? mấy giờ mở – …