Nhiều người thắc mắc Chùa Bổ Đà ở đâu? thuộc tỉnh nào? thờ ai? cách Hà Nội bao nhiêu km? Bài viết hôm nay https://chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
Chùa Bổ Đà ở đâu? thuộc tỉnh nào? thờ ai? cách Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa Bổ Đà ở đâu? thuộc tỉnh nào?
Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, chùa Tam Giáo, chùa có tên chữ là Tứ Ân Tự thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Bồ Đà có từ thời Lý thế kỷ 11, và được trùng tu vào đời Lê, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1728). Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm (Đức la), chùa Bổ Đà là một trung tâm Phật giáo lớn của Bắc Giang, thuộc thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có tượng thờ Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang).


Xưa kia, Hương Tích và Bổ Đà là hai đạo tràng thờ Quán Thế Âm lớn nhất gần kinh thành Thăng Long. Bổ Đà là tên viết tắt của Bổ Đà Lạc Gia, đọc trại từ tiếng Phạn “Potalaka”, có nghĩa là ngọn núi nơi Bồ Tát Quán Thế Âm hóa hiện để cứu độ chúng sinh.
Chùa Bổ Đà cách Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa Bổ Đà cách Hà Nội 55km đi theo tuyến đường:
- Đi theo Phố Tôn Đức Thắng, Xã Đàn, Nguyễn Khoái, Cầu Vĩnh Tuy, … và Thạch Bàn đến Nguyễn Văn Linh/ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5 tại Thạch Bàn
- Đi dọc theo ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL1A đến tt. Nếnh. Đi ra từ ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL1A
- Đi theo Ninh Khánh và Sen Hồ đến Đường lên chùa Bổ tại Tiên Sơn
Chùa Bổ Đà diễn ra lễ hội khi nào?
Lễ hội Bổ Đà diễn ra 2 lần trong năm, 16 – 18 tháng Hai và 12 tháng Chín.
Hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch rất long trọng và đông vui (phần lễ kéo dài từ Tết Nguyên Đán). Đó là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa Bổ Đà. Thanh niên nam nữ khách thập phương kéo về dự hội rất đông. Đến hẹn lại lên, vào dịp lễ hội ngoài việc đến lễ Phật cầu mong an lạc, còn là dịp để những liền anh, liền chị của các làng quan họ trong vùng gặp gỡ, giao duyên trong những bộ trang phục truyền thống với những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm, thấm đượm hồn quê.
Ngoài đợt hội chính vào đầu năm, hội Bổ Đà còn diễn ra vào dịp 12 tháng Chín, ngày hóa của Thạch linh thần tướng. Nơi thờ nằm ở trên đỉnh núi Phượng Hoàng (đỉnh cao nhất trong dãy Bổ Đà sơn). Tục truyền khi Thạch Linh thần tướng đánh tan quân giặc, Ngài lên đó rồi hóa về trời, vì thế, nhân dân lập đền ở đây để thờ phụng. Vào ngày này nhân dân trong vùng cũng chuẩn bị lễ vật để dâng lên Thạch tướng quân như: mâm xôi gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, xôi, oản, hoa quả….Sáng ngày 12 tháng Chín, tại đình Thượng Lát, sau khi khấn thỉnh các vị thần Thành hoàng, đoàn kiệu rước hành tiến theo nhịp nhạc sênh tiền đến đền Thượng và làm lễ tế tại đó.. Thứ tự đoàn rước gồm: đội cờ hội; đội múa lân; đội dâng hương (khiêng mâm lễ); đội cờ lệnh; đội trống, chiêng ; đội nhạc (kèn, sáo, nhị, hồ); đội tùy giá (kiếm, đại đao, bát bửu, lệnh bài). Kiệu Thánh 4 người trước, 4 người sau,lọng, tàn che kiệu Thánh trước và 2 bên; sau kiệu là đội tế. Đến đền Thượng, đội tế thực hiện các nghi thức tế, đọc chúc văn. Tế xong, chúc văn được hóa, nhân dân vào lễ. Sau đó, đoàn rước quay về đình Thượng Lát.
Ngoài ra, ngày 8 tháng 4 Phật đản làm lễ dâng hương ở chùa, ngày 15 tháng 7 lễ tán hạ.
Chùa Bổ Đà thờ ai?
Chùa Bổ Đà theo Thiền Phái Trúc Lâm và thờ Tam giáo, trong đó có Quán Thế m Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), Khổng Tử…Các cuốn sách bằng tre, đá để lại vẫn lưu truyền đào tạo những người gia nhập phái Lâm Tế (Sơn Môn Bồ Đà) theo phong tục cũ.
Ngoài ra, còn có các di tích để thờ các vị khác như: đền thờ Thạch tướng quân (tức Thạch Tướng Đại Vương – có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).
Qua bài viết Chùa Bổ Đà ở đâu thuộc tỉnh nào thờ ai cách Hà Nội bao nhiêu km? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.