Thuốc ciprinol là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ciprinol là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Thuốc ciprinol là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lực:

Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm quinolone. Chất này ức chế men gyrase (gyrase inhibitors) của vi khuẩn.

Dược động học:

– Hấp thu: Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Ðộ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin khoảng 70-80%.
– Phân bố: Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống thuốc 60-90 phút. Ciprofloxacin hiện diện với nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng chẳng hạn như trong các dịch của cơ thể và trong các mô. Thời gian bán hủy 3-5 giờ. Chỉ cần uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối.
Sau khi truyền tĩnh mạch, 75% liều được dùng sẽ bị bài tiết qua nước tiểu và thêm 14% qua phân. Hơn 90% hoạt chất sẽ bị bài tiết trong 24 giờ đầu tiên.
Các số liệu khác:
Thời gian bán hủy trong huyết thanh xấp xỉ 4 giờ (3-5 giờ).
Thể tích phân bố (ở giai đoạn hằng định) xấp xỉ 2,8l/kg.
Ðộ thanh lọc thận xấp xỉ 5ml/phút kg.
Ðộ gắn kết protein xấp xỉ 30%.
Ðộ thẩm thấu dung dịch truyền 300mOsm.
Thành phần NaCl dung dịch truyền 900mg/100 ml.
– Chuyển hoá: ở gan.
– Thải trừ: khoảng 40-50% thuốc được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận.

Tác dụng:

Phổ kháng khuẩn:
Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, diệt khuẩn phổ rộng. Nó cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng.
Do cơ chế tác động đặc hiệu này, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác.
Trong khi sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính.
Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc sau:
Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime.
Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác.
Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin.
Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.

Thuốc ciprinol là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ciprinol là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc ciprinol là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– Chữa trị chứng nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm
– Nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa, tiết niệu
– Điều trị nhiễm khuẩn nha khoa, xương, huyết
– Dự phòng nhiễm khuẩn trước – sau phẫu thuật

Thành phần của thuốc:

– Ciprofloxacin……….2mg/ml
– Tá dược vừa đủ lọ 100ml

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

Truyền IV chậm người lớn:
+ Nhiễm khuẩn đường tiểu 100ml x 2 lần/ngày.
+ Nhiễm khuẩn hô hấp dưới 200ml x 2 lần/ngày.
+ Nhiễm khuẩn khác 200ml x 2 lần/ngày.
+ Lậu liều đơn 150ml.
+ Suy thận ClCr < 20 mL/phút: 1/2 liều.

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Trẻ dưới 18 tuổi
– Phụ nữ mang thai và cho con bú
– Suy gan thận, rối loạn thần kinh, động kinh (cẩn thận)
– Tiền sử viêm – đứt gân
– Viêm đại tràng giả mạc

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
– Chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu
– Dị ứng, phát ban, đau vùng tiêm
– Đau khớp, tăng men gan, mệt mỏi
– Giảm bạch cầu – tiểu cầu, phù mạch

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc ciprinol giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc ciprinol có giá 80.000 / lọ 100ml.
– Số đăng ký: VN-17885-14
– Hạn dùng: 60 tháng
– Nhà sản xuất: KRKA, D.D, Novo Mesto
– Nước sản xuất: Slovenia
– Địa chỉ SX: Smarjeska Cesta 6, 8 501 Novo Mesto.
– Công ty đăng ký: Công ty CP Y Dược phẩm Vimedimex
– Địa chỉ đăng ký: 246 Cống Quỳnh – Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Qua bài viết Thuốc ciprinol là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

cach dung thuoc ciprinol 100ml
tim thuoc ciprinol 100
ten thuoc ciprinol 2mg/ml
gia thuoc ciprinol 2
cong dung thuoc ciprinol
tac dung thuoc ciprinol

Check Also

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? …

This will close in 0 seconds