Thuốc zinnat tablets 250mg trị bệnh gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc zinnat tablets 250mg trị bệnh gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? bài viết hôm nay chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.


Bài viết liên quan:

Thuốc zinnat tablets 250mg trị bệnh gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefuroxim là một kháng sinh cephalosporin uống, bán tổng hợp, thế hệ 2. Dạng thuốc tiêm là dạng muối natri, dạng thuốc uống là este acetyloxyethyl của cefuroxim. Cefuroxim axetil là tiền chất, bản thân chưa có tác dụng kháng khuẩn, vào trong cơ thể bị thủy phân dưới tác dụng của enzym esterase thành cefuroxim mới có tác dụng.

Cefuroxim có tác dụng diệt vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào các protein gắn với penicilin (Penicillin binding protein, PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, đóng vai trò là enzym xúc tác cho giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Kết quả là thành tế bào được tổng hợp sẽ bị yếu đi và không bền dưới tác dộng của áp lực thẩm thấu. Ái lực gắn của cefuroxim với PBP của các loại khác nhau sẽ quyết định phổ tác dụng của thuốc.

Cũng như các kháng sinh beta-lactam khác, tác dụng diệt khuẩn của cefuroxim phụ thuộc vào thời gian. Do vậy, mục tiêu cần đạt của chế độ liều là tối ưu hóa khoảng thời gian phơi nhiễm của vi khuẩn với thuốc. Thời gian nồng độ thuốc trong máu lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh với vi khuẩn phân lập (T > MIC) là thông số dược động học/dược lực học có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả điều trị của cefuroxim. T > MIC cần đạt ít nhất 40 – 50% khoảng cách giữa hai lần đưa thuốc.

Phổ kháng khuẩn

Giống như các kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 khác (cefaclor, cefamandol), cefuroxim có hoạt tính in vitro trên vi khuẩn Gram âm tốt hơn các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1, nhưng phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm lại hẹp hơn so với các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Cefuroxim bền vững hơn dưới tác động thủy phân của enzym beta lactamase so với cefamandol, do đó có tác dụng tốt hơn trên các chủng vi khuẩn tiết ra beta lactamase như Haemophyllus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella. Không giống như cefoxitin là kháng sinh cũng nhóm cephalosporin thế hệ 2, cefuroxim không có tác dụng trên một số vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides fragilis.

Trên vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Cefuroxim có tác dụng trên Staphylococcus aureus (kể cả chủng sinh penicillinase và không sinh penicilinase), trên Staphylococcus epidermidis. Các chủng tụ cầu kháng lại nhóm kháng sinh penicilin kháng penicilinase (methicilin, oxacilin) đều đã đề kháng với cefuroxim. Cefuroxim cũng có hoạt tính cao trên các chủng Streptococcus (liên cầu nhóm alpha tan máu và beta tan máu). Phần lớn các chủng Enterococci, bao gồm E. faecalis đều kháng lại cefuroxim. Listeria monocytogenes cũng kháng lại cefuroxim.

Trên vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Cefuroxim có tác dụng trên hầu hết các cầu khuẩn Gram âm và nhiều trực khuẩn Gram âm, bao gồm cả các vi khuẩn họ Enterobacteriaceae. Cefuroxim có tác dụng trên các vi khuẩn sau thuộc họ Enterobacteriaceae: Citrobacter diversus, C. freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Providencia stuartii, Salmonella và Shigella. Đa số các chủng Morganella morganii, Providencia rettgeri, Proteus vulgaris, Enterobacter cloacae, Legionella, Pseudomonas, Campylobacter, Serretia đều đã kháng lại cefuroxim.

Cefuroxim có hoạt tính cao trên Haemophyllus influenzae (kể cả các chủng đã kháng lại ampicilin), H. parainfluenzae và Morraxella catarrhalis. Cefuroxim cũng có tác dụng tốt trên Neisseria gonorrhoeae và N. meningitidis.

Trên vi khuẩn kỵ khí: Cefuroxim có hoạt tính trên Actinomyces, Eubacterium, Fusobacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Peptostreptococcus, Propionibacterium. Cefuroxim có hoạt tính trên một số chủng Clostridium nhưng không tác dụng trên C. difficile. Đa số các chủng Bacteroides fragilis đều đã đề kháng lại cefuroxim.

Kháng thuốc:

Vi khuẩn kháng lại cefuroxim chủ yếu theo cơ chế biến đổi PBP đích, sinh beta lactamase hoặc làm giảm tính thấm của cefuroxim qua màng tế bào vi khuẩn.

Dược động học

Sau khi uống, cefuroxim axetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxim vào hệ tuần hoàn. Sinh khả dụng đường uống của cefuroxim axetil thay đổi, phụ thuộc vào dạng bào chế và sự có mặt của thức ăn trong ống tiêu hóa. Thuốc được hấp thu tốt nhất khi uống trong bữa ăn. Sinh khả dụng sau khi uống viên nén cefuroxim axetil lúc đói vào khoảng 37% và đạt 52% nếu uống ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn. Nồng độ đỉnh của cefuroxim trong huyết tương thay đổi tùy theo dạng viên hay hỗn dịch. Thuốc đạt nồng độ tối đa 4 – 6 microgam/ml vào khoảng 3 giờ sau khi uống hỗn dịch có chứa 250mg cefuroxim axetil. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của hỗn dịch uống đạt trung bình 71% nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc viên. Do đó, thuốc viên và hỗn dịch uống cefuroxim axetil không thể thay thế nhau theo tương quanmg/mg.

Muối natri được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 27 microgam/ml đạt được vào khoảng 45 phút sau khi tiêm bắp 750mg, và nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 50 microgam/ml đạt được vào khoảng 15 phút sau khi tiêm tĩnh mạch 750mg. Sau liều tiêm khoảng 8 giờ, vẫn đo được nồng độ điều trị trong huyết thanh.

Khoảng 33% đến 50% lượng cefuroxim trong máu liên kết với protein huyết tương. Cefuroxim phân bố rộng rãi đến các tổ chức và dịch trong cơ thể, xâm nhập vào cả tổ chức tuyến tiền liệt, vào được dịch màng phổi, đờm, dịch tiết phế quản, xương, mật, dịch rỉ viêm, dịch màng bụng, hoạt dịch và thủy dịch. Thể tích phân bố biểu kiến ở người lớn khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 9,3 – 15,8 lít/1,73 m2. Một lượng nhỏ cefuroxim có thể đi qua hàng rào máu não trong trường hợp màng não không bị viêm. Tuy nhiên, cefuroxim chỉ đạt được nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi tiêm tĩnh mạch trong trường hợp có viêm màng não. Thuốc qua nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Cefuroxim không bị chuyển hóa và được thải trừ ở dạng không biến đổi cả theo cơ chế lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Nửa đời thải trừ của thuốc trong huyết tương khoảng 1 – 2 giờ . Trong trường hợp suy thận, nửa đời thải trừ kéo dài hơn, dao động từ 1,9 đến 16,1 giờ, tùy thuộc vào mức độ suy thận. Nửa đời thải trừ của cefuroxim cũng kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ nghịch với số tuần tuổi của trẻ và đạt giá trị tương đương với giá trị ở người trưởng thành sau 3 – 4 tuần tuổi. Thuốc đạt nồng độ cao trong nước tiểu. Sau khi tiêm, hầu hết liều sử dụng thải trừ trong vòng 24 giờ, phần lớn thải trừ trong vòng 6 giờ. Probenecid ức chế thải trừ cefuroxim qua ống thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương tăng cao và kéo dài hơn. Cefuroxim chỉ thải trừ qua mật với lượng rất nhỏ.

Thẩm phân máu và thẩm phân phúc mạc có thể loại trừ được cefuroxim trong hệ tuần hoàn.

Thuốc zinnat tablets 250mg trị bệnh gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc zinnat tablets 250mg trị bệnh gì? có tác dụng gì?

Thuốc zinnat tablets 250mg là loại thuốc kháng sinh có tác dụng trị:

– Chữa trị bệnh lyme
– Kháng khuẩn bệnh viêm niệu đạo, lậu
– Nhiễm khuẩn mô mềm và da
– Nhiễm khuẩn đường sinh dục
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, phế quản
– Nhiễm khuẩn tai-mũi-họng

Dạng thuốc zinnat tablets:

– Viên nén 125 mg; viên nén 250 mg; viên nén 500 mg: Hộp 10 viên.
– Bột pha hỗn dịch uống 125 mg/5 ml: Chai 50 ml.
– Bột pha hỗn dịch uống dạng gói 125 mg: Hộp 10 gói.

Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh việc tự ý dùng thuốc cũng như việc sử dụng quá liều sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tùy vào thể trạng người mà thuốc sẽ dùng liều lượng riêng.

Nếu những có những tác dụng phụ sau:

– Vấn đề về tiêu hóa, viêm vùng kín, ói mửa, mệt mỏi
– Chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, phù mạch
– Mắt mờ, giảm bạch cầu – tiểu cầu, vàng da, tăng men gan
– Viêm vùng kín, táo bón

Thì hãy đến bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời tránh để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thuốc
– Phụ nữ có thai cho con bú
– Viêm đại tràng giả mạc, vàng da – tắc mật
– Người già, trẻ em, suy gan thận (cẩn thận)

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc zinnat tablets 250mg giá bao nhiêu tiền?

– Zinnat 125 Tablets có giá 65.000 / 1 hộp x 1 vỉ x 10 viên
– Zinnat 250 Tablets có giá 135.000 / 1 hộp x 1 vỉ x 10 viên
– Zinnat 500 Tablets có giá 245.000 / 1 hộp x 1 vỉ x 10 viên

– Số đăng ký: VN-10260-10
– Hạn dùng: 36 tháng
– Nhà sản xuất: Glaxo Operations UK Ltd.
– Nước sản xuất: UK
– Địa chỉ SX: Harmire road, Barnard Castle, Durham, DL 12 8DT.
– Công ty đăng ký: GlaxoSmithKline Pte., Ltd.
– Địa chỉ đăng ký: 150 Beach Road # 21-00 Gateway West Singapore 189720.

Qua bài viết Thuốc zinnat tablets trị bệnh gì có tác dụng gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • giá thuốc zinnat tablets 500mg
  • thuốc zinnat tablets 125 mg
  • thuốc zinnat tablets 250mg
  • thuốc kháng sinh zinnat cho trẻ em
  • uống thuốc zinnat khi mang thai
  • thuoc zinnat dang goi
  • thuốc cốm zinnat 125mg
  • thuoc zinnat co cong dung gi
  • thuoc zinnat 500mg chua benh gi

Check Also

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? …