Thuốc oxacillin 1g là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc oxacillin 1g là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Thuốc oxacillin 1g là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Oxacilin là một trong số isoxazolyl penicilin (oxacilin, cloxacilin và dicloxacilin).
Các isoxazolyl penicilin ức chế mạnh sự phát triển của phần lớn các tụ cầu tiết penicilinase, có tác dụng với vi khuẩn ưa khí Gram – dương, đặc biệt các tụ cầu, không bị ảnh hưởng bởi beta lactamase của vi khuẩn, do đó là thuốc có hiệu lực điều trị tốt. Dicloxacilin có tác dụng mạnh nhất và phần lớn chủng Staphylococcus aureus bị ức chế bởi nồng độ 0,05 – 0,8 microgam/ml. Nồng độ ức chế của cloxacilin là 0,1 – 3 microgam/ml và của oxacilin là 0,4 – 6 microgam/ml. Sự khác nhau này ít quan trọng trong thực tế, vì có thể hiệu chỉnh liều cho phù hợp. Oxacilin, dicloxacilin và cloxacilin nói chung có tác dụng yếu hơn với vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G, và không có tác dụng với vi khuẩn Gram – âm. Khi điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp toàn thân do liên cầu và tụ cầu, cần sử dụng cả oxacilin và penicilin G liều cao. Nếu chỉ dùng riêng oxacilin sẽ không có hiệu quả với nhiễm khuẩn do liên cầu.
Kháng thuốc: Có 2 loại kháng thuốc do 2 cơ chế: Tiết penicilinase do vi khuẩn, đặc biệt tụ cầu và phát sinh tụ cầu kháng với penicilin kháng penicilinase (KP). Mức độ ổn định chống thủy phân do penicilinase của tụ cầu khác nhau giữa các penicilin KP. In vitro methicilin ổn định nhất, và oxacilin kém ổn định nhất. Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa các penicilin KP. Tụ cầu kháng với các penicilin KP có tần số ngày càng tăng và được gọi là tụ cầu kháng methicilin. Sự kháng của tụ cầu với penicilin KP có tính nội tại và dường như do biến đổi trong thành tế bào của vi khuẩn, ngăn cản thuốc tới enzym đích. Cũng có thể có yếu tố kháng gây bởi plasmid. Tụ cầu kháng methicilin kháng với penicilin G, với tất cả các penicilin KP, và cephalosporin.
Theo số liệu điều tra (1997 – 1998), ở Việt Nam, Staph. aureus kháng oxacilin với tỷ lệ khoảng 30%. Vancomycin là thuốc được chọn để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng gây bởi tụ cầu kháng methicilin và kháng tất cả các penicilin KP. Ciprofloxacin cũng có tác dụng, nhưng điều trị kéo dài thường dẫn đến phát sinh Staph.aureus kháng ciprofloxacin.

Dược động học

Oxacilin được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn (33%) qua đường tiêu hóa. Thuốc được hấp thu nhiều hơn khi uống lúc đói. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt xấp xỉ 5 – 10 microgam/ml trong vòng 1 giờ sau khi uống 1 g oxacilin. Tiêm bắp đạt nồng độ huyết tương cao hơn. Liều 500 mg oxacilin tiêm bắp cho nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 15 microgam/ml sau 30 – 60 phút.

Thuốc oxacillin 1g là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc oxacillin 1g là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc oxacillin 1g là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– Chữa trị chứng nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm
– Nhiễm khuẩn sinh phục, phụ khoa, tiết niệu
– Nhiễm khuẩn nha khoa, huyết, sản khoa, tiêu hóa
– Dự phòng nhiễm khuẩn trước – sau phẫu thuật

Thành phần của thuốc:

– Oxacillin…………..1g
– Tá dược vừa đủ 1 lọ

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

– Tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Khi tiêm bắp phải tiêm sâu vào một khối cơ lớn, khi tiêm tĩnh mạch phải tiêm chậm trong vòng 10 phút để giảm thiểu kích ứng tĩnh mạch. Khi tiêm truyền tĩnh mạch liên tục Oxacillin, không được cho thêm chất phụ vào thuốc tiêm.
– Liều tiêm:
+ Liều thường dùng người lớn và thiếu niên để chống vi khuẩn: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 250 mg – 1 g, cứ 4 – 6 giờ 1 lần.
+ Nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não do vi khuẩn: Tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g, cứ 4 giờ 1 lần.
– Liều thường dùng cho trẻ em:
+ Viêm màng não do vi khuẩn:
– Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2 kg: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 25 – 50 mg/kg thể trọng, cứ 12 giờ 1 lần trong tuần đầu sau khi sinh, rồi 50 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ 1 lần sau đó.
– Trẻ sơ sinh cân nặng 2 kg trở lên: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 50 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ 1 lần trong tuần đầu sau khi sinh, 50 mg/kg thể trọng cứ 6 giờ 1 lần sau đó.

– Tất cả các chỉ định khác:
+ Trẻ em dưới 40 kg thể trọng: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 12,5 – 25 mg/kg thể trọng, cứ 6 giờ 1 lần; hoặc 16,7 mg / kg thể trọng, cứ 4 giờ 1 lần.
+ Trẻ em 40 kg thể trọng trở lên: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 250 mg – 1 g, cứ 4 – 6 giờ 1 lần.
+ Điều trị những bệnh nhiễm khuẩn nặng hơn gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hoặc nhiễm khuẩn rải rác và viêm xương – tủy ở trẻ em trên 1 tháng tuổi và dưới 40 kg thể trọng: 100 – 200 mg/kg một ngày chia thành những liều bằng nhau, cứ 4 – 6 giờ 1 lần.
– Điều chỉnh liều lượng đối với người suy thận: Nếu độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút, dùng mức thấp của liều thường dùng.
– Thời gian điều trị: Thời gian điều trị bằng oxacillin phụ thuộc vào loại và mức độ nặng nhẹ của nhiễm khuẩn và được xác định tùy theo đáp ứng điều trị lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn. Trong bệnh nhiễm tụ cầu nặng, điều trị với oxacillin trong ít nhất 1 – 2 tuần. Khi điều trị viêm xương – tủy hoặc viêm màng trong tim, thời gian điều trị bằng oxacillin kéo dài hơn.
– Pha chế thuốc tiêm:
+ Để pha chế dung dịch ban đầu cho tiêm bắp: thêm 5 ml nước vô khuẩn pha tiêm vào lọ 1g.
+ Để pha chế dung dịch ban đầu cho tiêm trực tiếp tĩnh mạch: thêm 10 ml nước vô khuẩn để tiêm hoặc thuốc tiêm Natri clorid 0,9% để pha loãng vào lọ 1 gam.
+ Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch đã pha trong thời gian 10 phút.
+ Thuốc để tiêm truyền tĩnh mạch oxacillin natri được pha trong dịch để pha loãng thích hợp để có nồng độ tối đa 40 mg trong 1 ml.

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Vàng da – tắc mật, viêm đại tràng giả mạc
– Suy gan thận nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú
– Người già, trẻ em (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Dị ứng, phát ban, viêm vùng kín, đau vùng tiêm
– Buồn nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng, phù mạch, ói mửa
– Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng men gan
– Rối loạn tiêu hóa, khô miệng

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc oxacillin 1g giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc oxacillin 1g có giá 33.000 / lọ (hộp 10 lọ).

Oxacillin 1g là thuốc có thành phần hoạt chất là Oxacilin natri tương ứng Oxacillin 1g, do Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1 sản xuất. Xuất xứ: Việt Nam
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Oxacillin 1g
Tên hoạt chất: Oxacilin natri tương ứng Oxacillin 1g
Hàm lượng:
Dạng bào chế:
Tiêu chuẩn: USP 30
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ thuốc tiêm bột + 1 ống dung môi 5ml
Số đăng ký: VD-16216-12
Hạn dùng: 36 tháng
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1
Nước sản xuất: Việt Nam
Địa chỉ SX: 498 Nguyễn Thái Học, Tp. Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định
Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1
Địa chỉ đăng ký: 498 Nguyễn Thái Học, Tp. Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định

Qua bài viết Thuốc oxacillin là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

cach dung thuoc oxacillin
tim thuoc oxacillin
ten thuoc oxacillin
tac dung thuoc oxacillin
cong dung thuoc oxacillin
gia thuoc oxacillin

Check Also

Thuốc uscadidroxyl 250mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc uscadidroxyl 250mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá …