Thuốc licotam là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc licotam là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Thuốc licotam là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Imipenem là một kháng sinh có phổ rất rộng thuộc nhóm beta – lactam. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn kết với penicilin (PBP) trên màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó, ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như các kháng sinh beta – lactam khác. Về lâm sàng, imipenem được chứng minh có tác dụng chống những vi khuẩn quan trọng nhất bao gồm phần lớn các vi khuẩnGram dương, Gram âm, ưa khí và kỵ khí. Imipenem cũng bền vững với các beta – lactamase của vi khuẩn. Imipenem được sử dụng phối hợp với cilastatin là một chất ức chế sự phân hủy của imipenem bởi enzym dehydropeptidase có trong ống thận và tăng cường sự thu hồi của thuốc này. Cilastatin không có tác dụng kháng khuẩn đối với beta – lactamase.

Imipenem có tác dụng rất tốt in vitro chống vi khuẩn Gram dương ưa khí bao gồm đa số các chủng Staphylococcus, Streptococcus và một số Enterococcus. Ngoại lệ là Enterococcus faecium thường kháng thuốc và một số lượng ngày càng tăng chủng Staphylococcus aureus kháng methicilin và Staphylococcus coagulase âm tính.
Imipenem cũng có tác dụng rất tốt in vitro chống Escherichia coli, Klebsiella spp., Citrobacter spp., Morganella morganii và Enterobacter spp. Thuốc có phần kém mạnh hơn đối với Serratia marcescens, Proteus mirabilis, Proteusdương tính với indol và Providencia stuartii. Ða số các chủng Pseudomonas aeruginosa đều nhạy cảm. Tuy nhiên, sự phát triển tính kháng thuốc của một số chủng Pseudomonas aeruginosa đã được mô tả trong quá trình điều trị với imipenem – cilastatin. Nhiều chủng Ps. cepacia và hầu hết các chủng Xanthomonas maltophilia đều kháng.

Ða số các vi khuẩn kỵ khí đều bị ức chế bởi imipenem, bao gồm Bacteroides spp., Fusobacterium spp., Clotridium spp. Tuy nhiên, C. difficile chỉ nhạy cảm vừa phải. Các vi khuẩn nhạy cảm in vitro khác bao gồm Campylobacterspp., Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, kể cả các chủng tiết penicilinase, Yersinia enterocolítica, Nocardia asteroides và Legionella spp. Chlamydia trachomati kháng với imipenem.

Ðặc tính tốt của imipenem khiến cho thuốc này có thể sử dụng đối với những nhiễm khuẩn rất nặng, đặc biệt khi không biết rõ loại vi khuẩn nào, hoặc trong những trường hợp nghi nhiễm cả vi khuẩn kỵ khí lẫn ưa khí. Ðó thường là những nhiễm khuẩn sau mổ, có nguồn gốc từ đường dạ dày – ruột, hoặc từ đường sinh dục nữ. Một ứng dụng khác của imipenem là những nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở bệnh viện ở những người bệnh suy yếu. Chấn thương nặng với nhiều tổn thương kèm theo nhiễm khuẩn cũng là trường hợp có thể sử dụng imipenem. Nhiễm khuẩn ở chân của người bệnh đái tháo đường do nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp cũng thường được điều trị tốt. Cũng có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Không khuyến khích dùng phối hợp imipenem – cilastatin với những kháng sinh khác.
Imipenem – cilastatin có hiệu lực tốt đến mức có nguy cơ cao bị lạm dụng và dùng quá mức. Do đó chỉ nên dùng thuốc này trong những trường hợp rất nặng. Ðây là một kháng sinh hàng thứ ba cho những trường hợp cấp cứu nặng, khi các thuốc khác không có hiệu quả.

Dược động học

Imipenem – cilastatin không hấp thụ sau khi uống, mà cần phải tiêm tĩnh mạch. Khi tiêm truyền tĩnh mạch 500 mg imipenem trong 30 phút cho người trẻ và người trung niên, đạt đỉnh nồng độ huyết thanh 30 – 40 mg/lít. Nồng độ này đủ để điều trị phần lớn những nhiễm khuẩn. Imipenem và cilastatin thải trừ qua lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Nửa đời thải trừ khoảng 1 giờ, nhưng kéo dài trong trường hợp suy giảm chức năng thận: 3 giờ đối với imipenem, và 12 giờ đối với cilastatin ở người bệnh vô niệu. Do đó cần phải điều chỉnh liều lượng tùy theo chức năng thận. Những người cao tuổi thường bị giảm chức năng thận, do đó nên dùng liều bằng 50% liều bình thường (trên 70 tuổi).
Imipenem – cilastatin khuếch tán tốt vào trong nhiều mô của cơ thể, vào trong nước bọt, đờm, mô màng phổi, dịch khớp, dịch não tủy và mô xương. Vì đạt nồng độ tốt trong dịch não tủy và vì có tác dụng tốt chống cả liên cầu khuẩn beta nhóm B và Listeria nên imipenem cũng có tác dụng tốt đối với viêm màng não và nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.

Thuốc licotam là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc licotam là thuốc gì? có tác dụng gì?

Thuốc licotam là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– Chữa trị các chứng nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm
– Nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa, tiết niệu
– Nhiễm khuẩn máu, xương, sản khoa, tiêu hóa
– Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật

Thành phần của thuốc:

– Imipenem………..500mg
– Tá dược vừa đủ 1 lọ pha tiêm

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

Người lớn:
Tiêm truyền tĩnh mạch:
– Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 250 – 500mg, cứ 6 – 8 giờ một lần (1 – 4g mỗi ngày).
– Nhiễm khuẩn nặng với những vi khuẩn chỉ nhạy cảm mức độ vừa: 1g cứ 6 – 8 giờ một lần. Liều tối đa hàng ngày 4g hoặc 50mg/kg thể trọng.
– Tiêm truyền liều 250 – 500mg trong 20 – 30 phút; tiêm truyền liều 1g trong 40 – 60 phút.
– Tiêm bắp: Chỉ áp dụng với nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 500 – 750mg, cứ 12 giờ một lần (Ghi chú: liều 750mg được dùng cho những nhiễm khuẩn trong ổ bụng và những nhiễm khuẩn nặng hơn ở đường hô hấp, da và phụ khoa). Không dùng tổng liều tiêm bắp lớn hơn 1.500mg một ngày; cần tiêm sâu trong khối cơ lớn.
Trẻ em (dưới 12 tuổi):
– Ðộ an toàn và hiệu lực của imipenem không được xác định đối với trẻ em, nhưng imipenem tiêm tĩnh mạch đã được sử dụng có hiệu quả, với liều: 12 – 25mg/kg (imipenem), 6 giờ một lần.

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Bị block tim, sốc nặng
– Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi (tốt nhất không nên dùng)
– Viêm đại tràng giả mạc, vàng da – tắc mật
– Người già, suy gan thận (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Dị ứng, phát ban,
– Buồn nôn, tiêu chảy, sưng – đau vùng tiêm
– Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, táo bón
– Viêm đại tràng giả mạc, mệt mỏi
– Giảm bạch cầu – tiểu cầu, phù mạch, ói mửa

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc licotam giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc licotam có giá 172.000 / 1 lọ pha tiêm.

Licotam 500mg là thuốc có thành phần hoạt chất là Imipenem monohydrate; Cilastatin sodium, do Zeiss Pharmaceutical Pvt., Ltd. sản xuất. Xuất xứ: India
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Licotam 500mg
Tên hoạt chất: imipenem monohydrate; Cilastatin sodium
Hàm lượng: 500mg Imipenem; 500mg Cilastatin
Dạng bào chế: Bột pha tiêm
Tiêu chuẩn: USP
Quy cách đóng gói: Hộp 1lọ
Số đăng ký: VN-10679-10
Hạn dùng: 24 tháng
Nhà sản xuất: Zeiss Pharmaceutical Pvt., Ltd.
Nước sản xuất: India
Địa chỉ SX: 72, Export Promotion Industrial Park, Phase-I, Jharmajri, Bađi (H.P)
Công ty đăng ký: Yeva Therapeutics Pvt., Ltd.
Địa chỉ đăng ký: 108, Shiv Chambers, plot.No.21, C.B.D.Sector II, Belapur, New Bombay-400 703

Qua bài viết Thuốc licotam là thuốc gì có tác dụng gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • thuốc kháng sinh lactam
  • cach dung thuoc licotam
  • tim thuoc licotam
  • ten thuoc licotam
  • gia thuoc licotam
  • cong dung thuoc licotam
  • tac dung thuoc licotam

Check Also

Thuốc uscadidroxyl 250mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc uscadidroxyl 250mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *