Nhiều người thắc mắc Thuốc itranstad 100mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
Thuốc itranstad 100mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?
Dược lực:
Itraconazole thuốc kháng nấm đường uống, dẫn xuất triazole, có phổ kháng nấm rộng.
Dược động học:
Ðặc tính dược động học tổng quát:
Nói chung, itraconazole được hấp thu tốt. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 2-5 giờ sau khi uống thuốc. Itraconazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành nhiều chất chuyển hóa. Chất chuyển hóa chính là hydroxy-itraconazole, với nồng độ trong huyết tương vào khoảng gấp 2 lần nồng độ của thuốc không chuyển hóa. Thời gian bán hủy sau cùng itraconazole là khoảng 17 giờ sau khi uống liều đơn và tăng lên 34-42 giờ với những liều lặp lại. Dược động học của itraconazole có đặc điểm là không tuyến tính, do đó có sự tích tụ trong huyết tương sau nhiều liều uống. Trạng thái nồng độ hằng định đạt được sau khoảng 15 ngày, với nồng độ đỉnh 0,5mcg/ml; 1,1mcg/ml và 2,0mcg/ml tương ứng với sau khi uống liều 100mg/ngày, 200mg x 1 lần/ngày và 200mg x 2 lần/ngày.
– Hấp thu: Itraconazole được hấp thu nhanh chóng sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc không đổi và đạt được trong vòng 2-5 giờ sau 1 liều uống. Khả dụng sinh học của itraconazole vào khoảng 55 %, khả dụng sinh học đường uống đạt tối đa khi uống Sporal ngay sau khi ăn no.
– Phân bố: Itraconazole là phân bố khắp toàn bộ cơ thể (> 700L), phân bố nhiều ở mô: mô phổi, thận, gan, xương, dạ dày, lách và cơ, cao gấp 2-3 lần nồng độ tương ứng ở huyết tương. Ở mô não so với huyết tương vào khoảng 1.
– Chuyển hóa: Itraconazole được chuyển hóa mạnh mẽ ở gan thành nhiều chất chuyển hóa. Chất chuyển hóa chính là hydroxy-itraconazole có hoạt tính kháng nấm trong ống nghiệm tương đương itraconazole.
Nồng độ chất chuyển hóa hydroxy trong huyết tương gấp 2 lần itraconazole.
– Thải trừ: Itraconazole được thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính khoảng 35% trong nước tiểu trong vòng 1 tuần và khoảng 54% trong phân. Sự thải trừ qua thận của thuốc ban đầu ít hơn 0,03% liều dùng, trong khi sự thải trừ qua phân ở dạng chưa chuyển hóa thay đổi từ 3-18% liều dùng.
Thuốc itranstad 100mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?
Thuốc itranstad là thuốc kháng sinh có tác dụng:
– Điều trị nhiễm nấm da, nấm toàn thân như hắc lào, lang ben, nấm móng tay chân, nấm candida hầu họng, nấm candida vùng kín…
Thành phần của thuốc:
– Itraconazole…………..100mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên
Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.
Đề xuất của thuốc:
Các liệu trình điều trị ngắn hạn :
– Nhiễm Candida âm đạo, âm hộ: uống 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 3 ngày hoặc 2 viên x 2 lần/ngày dùng trong 1 ngày.
– Lang ben: uống 2 viên x 1 lần/ngày, trong 5 – 7 ngày.
– Nhiễm vi nấm ngoài da Dermatophyte: uống 2 viên x 1 lần/ngày, trong 7 ngày.
– Nhiễm vi nấm Dermatophyte ở các vùng sừng hoá cao như nhiễm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân: uống 2 viên x 2 lần trong 7 ngày.
– Nấm móng do vi nấm ngoài da Dermatophyte, nấm men, nấm mốc: uống 2 – 3 đợt, mỗi đợt 7 ngày, ngày 4 viên: sáng 2 viên, chiều 2 viên. Các đợt cách nhau 3 tuần không dùng thuốc.
– Nhiễm Candida ở hố miệng: uống 1 viên x 1 lần/ngày, trong 15 ngày.
– Nhiễm vi nấm giác mạc mắt: uống 2 viên x 1 lần/ngày, trong 21 ngày.
– Dùng thuốc lúc đói hoặc no
Những người không nên dùng thuốc:
– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em
– Suy thận nặng, bệnh gan tiến triển
– Người già (cẩn thận)
Những tác dụng phụ không mong muốn:
– Dị ứng, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nổi mẫn đỏ
– Buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, tăng men gan, táo bón
– Mệt mỏi, đau bụng, giảm bạch cầu – tiểu cầu
Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:
– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí:
– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách
– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!
Thuốc itranstad 100mg giá bao nhiêu tiền?
– Thuốc itranstad có giá 80.000 / hộp 1 vỉ x 6 viên.
SĐK: VNB-0650-03
Dạng bào chế: Viên nang
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang, hộp 1chai 30 viên nang
Nhà sản xuất: Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam
Qua bài viết Thuốc itranstad là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
cach dung thuoc itranstad
tim thuoc itranstad
ten thuoc itranstad
gia thuoc itranstad
cong dung thuoc itranstad
tac dung thuoc itranstad