Nhiều người thắc mắc Thuốc hepadif là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chia sẻ bài viết sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Thuốc regatonic là thuốc gì?
- Thuốc silyhepatis là thuốc gì?
- Thuốc new eascof là thuốc gì?
Thuốc hepadif là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?
Dược lý và cơ chế tác dụng
Vitamin B12 là tên gọi chung cho một nhóm các hợp chất có chứa cobalt (các cobalamin), trong đó cyanocobalamin và hydroxocobalamin là hai thuốc chính được dùng trong lâm sàng. Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin (mecobalamin) và 5-deoxyadenosylco- balamin (cobamamid) rất cần thiết cho các tế bào sao chép và tăng trưởng, tạo máu, tổng hợp nucleoprotein và myelin. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylmethionin từ homocystein.
Methylcobalamin cũng liên quan chặt chẽ với acid folic trong một số con đường chuyển hóa quan trọng. Khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường về huyết học ở những người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5- deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng phân hóa, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương không hồi phục ở hệ thống thần kinh, myelin bị phá hủy, đã thấy các tế bào thần kinh ở cột sống và vỏ não bị chết, gây ra một số triệu chứng thần kinh như dị cảm ở bàn tay, chân, mất phản xạ gân xương, lú lẫn, mất trí nhớ, ảo giác, rối loạn tâm thần. Các tổn thương thần kinh này có thể xảy ra mà không có thay đổi trong hệ thống tạo máu. Vì vậy thiếu hụt vitamin B12 cũng cần phải đặt ra đối với người cao tuổi bị sa sút trí tuệ hoặc có biểu hiện tâm thần ngay cả khi không có thiếu máu. Cơ chế gây tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12 còn chưa được biết rõ, có thể do thiếu hụt methionin synthetase và do methionin không chuyển được sang S-adenosylmethionin.
Các chỉ định của cyanocobalamin và hydroxocobalamin tương tự như nhau, nhưng trong điều trị hydroxocobalamin đã hoàn toàn thay thế cyanocobalamin vì được giữ trong cơ thể lâu hơn và để điều trị duy trì có thể cho cách nhau tới 3 tháng. Trong điều trị thiếu vitamin B12 bằng cyanocobalamin, tổn thương dây thần kinh thị giác có thể nặng lên. Hydroxocobalamin còn có ái lực mạnh đối với ion cyanid nên đã được dùng làm thuốc giải độc khi nhiễm độc cyanid. Tuy vậy, một số người bệnh điều trị bằng hydroxocobalamin đã thấy xuất hiện kháng thể kháng phức hợp hydroxocobalamin- transcobalamin II.
Dạng gel dùng trong mũi khi các triệu chứng về huyết học đã giảm sau khi tiêm vitamin B12.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, vitamin nhóm B được hấp thu ngay ở đường tiêu hóa.
Vitamin B12 được hấp thu ở nửa cuối hồi tràng.
Khi tới dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, vitamin B12 được giải phóng từ protein thức ăn, sau đó được gắn với yếu tố nội tại (một glycoprotein do tế bào thành dạ dày tiết ra) tạo thành phức hợp vitamin B12 – yếu tố nội tại. Khi phức hợp này xuống tới phần cuối hồi tràng sẽ gắn vào các thụ thể trên niêm mạc hồi tràng, sau đó được hấp thu tích cực vào tuần hoàn. Để gắn vào thụ thể, cần phải có calci và pH > 5,4. Hấp thu giảm ở những người thiếu yếu tố nội tại, hội chứng kém hấp thu, bị bệnh hoặc bất thường ở ruột hoặc sau cắt dạ dày. Một lượng nhỏ vitamin B12 cũng được hấp thu thụ động qua khuếch tán.
Vào máu, vitamin B12 gắn vào transcobalamin II là một globulin trong huyết tương để được vận chuyển tới các mô. Hydroxocobalamin gắn với transcobalamin nhiều hơn và được giữ lại trong cơ thể lâu hơn cyanocobalamin.
Gan là nơi chứa tới 90% lượng dự trữ của vitamin B12, một số dự trữ ở thận.
Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 8 – 12 giờ và sau tiêm bắp 1 giờ. Sau liều dùng qua đường mũi, nồng độ đỉnh trong huyết tương của cyanocobalamin đạt được trong 1 – 2 giờ. Sinh khả dụng của chế phẩm dùng đường mũi đạt khoảng 7 – 11% so với tiêm bắp.
Chuyến hóa ở gan. Nửa đời thải trừ khoảng 6 ngày.
Vitamin B12 được thải trừ qua mật và có chu kỳ gan – ruột. Vitamin B12 vượt quá nhu cầu hàng ngày được thải qua nước tiểu phần lớn dưới dạng không chuyển hóa.
Vitamin B12 qua được nhau thai và phân phối vào sữa mẹ
Thuốc hepadif là thuốc gì? có tác dụng gì?
Thuốc hepadif là thuốc bổ gan có tác dụng:
– Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính hay mãn tính
– Phục hồi và cải thiện chức năng gan
– Chữa trị chứng mẫn ngứa, lên mụn, vàng da, táo bón, rối loạn tiêu hóa do ngộ độc gan
– Tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường vitamin nhóm B cho cơ thể
Những ai nên dùng hepadif:
– Người hay mắc các chứng dị ứng, nổi mề đay, chán ăn, rối loạn tiêu hóa
– SUy yếu gan dẫn đến vàng da, suy yếu gan do bia rượu – dùng nhiều chất cồn
– Người hiện đang mắc các bệnh lý về gan
Thành phần của thuốc:
– Carnitine oratate……………………150mg
– Liver extract antitoxic fraction……….12.5mg
– Adenine……………………………………..2.5mg
– Pyridoxine……………………………………..25mg
– Riboflavin……………………………………0.5mg
– Cyanocobalamin………………………….0.125mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên
Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.
Đề xuất của thuốc:
– Liều thông thường: Ngày 2 viên x 2-3 lần
– Dùng thuốc sau khi ăn
Những người không nên dùng thuốc:
– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Phụ nữ mang thai và cho con bú
– Suy thận nặng, U ác tính, bệnh gan tiến triển
– Cơ địa dị ứng (hen-eczema)
– Người già, trẻ em (cẩn thận)
Những tác dụng phụ không mong muốn:
– Táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu
– Buồn nôn, dị ứng, phát ban, ói mửa
– Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón
Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:
– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí:
– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách
– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!
Thuốc hepadif giá bao nhiêu tiền?
– Thuốc hepadif có giá 220.000 / hộp 5 vỉ x 10 viên.
Hanseo Hepadif là thuốc có thành phần hoạt chất là Carnitine orotate, liver extract antitoxic fraction, adenine HCl, pyridoxine HCl, riboflavin, cyanocobalamin, do Celltrion Pharm. Inc sản xuất. Xuất xứ: Korea
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Hanseo Hepadif
Tên hoạt chất: carnitine orotate, liver extract antitoxic fraction, adenine hcl, pyridoxine hcl, riboflavin, cyanocobalamin
Hàm lượng: .
Dạng bào chế: Viên nang cứng
Tiêu chuẩn: NSX
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Số đăng ký: VN-14927-12
Hạn dùng: 36 tháng
Nhà sản xuất: Celltrion Pharm. Inc
Nước sản xuất: Korea
Địa chỉ SX: 588-2, Sakok-Ri, Eewol-Myun, Chinchun-Gun, Chungcheongbuk-Do
Công ty đăng ký: Binex Co., Ltd.
Địa chỉ đăng ký: 480-2, Jangrim-dong, Saha-gu, Busan.
Qua bài viết Thuốc hepadif là thuốc gì có tác dụng gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
- cách dùng thuốc hepadif
- tìm thuốc hepadif
- tên thuốc hepadif
- giá thuốc hepadif
- công dụng thuốc hepadif
- tác dụng thuốc hepadif
- hepadif tiêm
hanseo hepadif
hepadif capsules
gia thuoc hanseo hepadif
thuoc bo gan hanseo hepadif