Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chia sẻ bài viết sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm.
Nói chung, cơ chế tác dụng của aspirin cũng tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác. Thuốc ức chế enzym cyclooxygenase (COX), dẫn đến ức chế tổng hợp prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác như prostacyclin của cyclooxygenase. Có hai loại enzym COX: COX-1 thường được tìm thấy trong các mô tế bào bình thường của cơ thể (COX-1 duy trì bình thường niêm mạc dạ dày; chức năng thận và tiểu cầu) trong khi COX-2 chủ yếu thấy ở vị trí viêm, bị kích thích tăng tạo prostaglandin do các cytokin và trung gian hóa học của quá trình viêm. Cơ chế ức chế enzym COX của aspirin khác biệt hẳn so với các thuốc chống viêm không steroid khác. Aspirin gắn cộng trị với cả hai loại COX dẫn đến ức chế không đảo ngược hoạt tính của enzym này, do đó thời gian tác dụng của aspirin liên quan đến tốc độ vòng chuyển hóa của cyclooxygenase. Còn với các thuốc chống viêm không steroid khác, do chỉ ức chế cạnh tranh tại vị trí tác dụng của COX, thời gian tác dụng sẽ liên quan trực tiếp đến thời gian thuốc tồn tại trong cơ thể.
Aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Cơ chế do ức chế COX của tiểu cầu dẫn đến ức chế tổng hợp thromboxan A2 là chất gây kết tập tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp COX mới, do đó không giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, tác dụng này kéo dài suốt đời sống của tiểu cầu (8 – 11 ngày). Tác dụng ức chế thromboxan A2 xảy ra nhanh và không liên quan đến nồng độ aspirin trong huyết thanh có thể vì COX trong tiểu cầu đã bị bất hoạt trước khi vào tuần hoàn toàn thân. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu có tính chất tích lũy khi sử dụng các liều lặp lại. Liều aspirin 20 – 50 mg/ngày có thể hầu như ức chế hoàn toàn sự tổng hợp thromboxan của tiểu cầu trong vài ngày. Liều cao 100 – 300 mg có thể ngay tức thì cho tác dụng ức chế tối đa.
Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nước và suy tim cấp tính.

Dược động học

Khi dùng đường uống, aspirin được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa. Một phần aspirin được thủy phân thành salicylat trong thành ruột. Sau khi vào tuần hoàn, phần aspirin còn lại cũng nhanh chóng chuyển thành salicylat, tuy nhiên trong 20 phút đầu sau khi uống, aspirin vẫn giữ nguyên dạng trong huyết tương. Cả aspirin và salicylat đều có hoạt tính nhưng chỉ aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.
Aspirin gắn protein huyết tương với tỷ lệ từ 80 – 90% và được phân bố rộng, với thể tích phân bố ở người lớn là 170 ml/kg. Khi nồng độ thuốc trong huyết tương tăng, có hiện tượng bão hòa vị trí gắn protein huyết tương và tăng thể tích phân bố. Salicylat cũng gắn nhiều với protein huyết tương và phân bố rộng trong cơ thể, vào được trong sữa mẹ và qua được hàng rào nhau thai.
Salicylat được thanh thải chủ yếu ở gan, với các chất chuyển hóa là acid salicyluric, salicyl phenolic glucuronid, salicylic acyl glucuronid, acid gentisuric.
Các chất chuyển hóa chính là acid salicyluric và salicyl phenolic glucuronid dễ bị bão hòa và dược động theo phương trình Michaelis-Menten, các chất chuyển hóa còn lại theo động học bậc 1, dẫn đến kết quả tại trạng thái cân bằng, nồng độ salicylat trong huyết tương tăng không tuyến tính với liều. Sau liều 325 mg aspirin, thải trừ tuân theo động học bậc 1 và nửa đời của salicylat trong huyết tương là khoảng 2 – 3 giờ; với liều cao aspirin, nửa đời có thể tăng đến 15 – 30 giờ. Salicylat cũng được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua nước tiểu, lượng thải trừ tăng theo liều dùng và phụ thuộc pH nước tiểu; khoảng 30% liều dùng thải trừ qua nước tiểu kiềm hóa so với chỉ 2% thải trừ qua nước tiểu acid hóa. Thải trừ qua thận liên quan đến các quá trình lọc cầu thận, thải trừ tích cực qua ống thận và tái hấp thu thụ động qua ống thận.
Salicylat có thể được thải qua thẩm tách máu.

Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì? có tác dụng gì?

Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc tim mạch có tác dụng:

– Phòng ngừa chứng máu đông trong trường hợp co thắt ngực không ổn định hay nhồi máu cơ tim
– Phòng bệnh huyết khối trong động mạch xơ cứng dẫn đến tai bien xơ vữa huyết khối

Thành phần của thuốc:

– Clopidogrel 75mg
– Acid acetylsalicylic 100mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên

Liều dùng và cách dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh việc lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc mà gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đề xuất của thuốc:

– Người lớn: Ngày 1 viên x 1 lần
– Dùng thuốc lúc đói hoặc no

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Bệnh xuất huyết não, Suy gan thận nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú
– Bệnh hen suyển, chảy mũi và pô-lýp mũi
– Sắp hoặc mới phẫu thuật, trẻ dưới 18 tuổi, rối loạn máu (cẩn thận)
– Người già, lái xe, vận hành máy (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
– Mề đay, nổi mẫn, chóng mặt, mệt mỏi, nổi mẫn đỏ
– Khó tiêu, ợ nóng, khô miệng, sưng phù
– Đau đầu, xuất huyết, đau cơ, xanh xao

Nếu có những triệu chứng xấu nên đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để chữa trị, tránh trường hợp để lâu ảnh hưởng xấu đến bản thân.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc duoplavin 75/100mg giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc duoplavin 75/100mg có giá 900.000 / hộp 3 vỉ x 10 viên.

Duoplavin là thuốc có thành phần hoạt chất là Clopidgrel hydrogen sulfate form II; acetylsalicylic acid dạng kết hợp tinh bột ngô, do Sanofi Winthrop Industrie sản xuất. Xuất xứ: France
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Duoplavin
Tên hoạt chất: clopidgrel hydrogen sulfate form ii; acetylsalicylic acid dạng kết hợp tinh bột ngô
Hàm lượng: 75mg Clopidogrel base; 100mg acid acetylsalicylic
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Tiêu chuẩn: NSX
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Số đăng ký: VN-14356-11
Hạn dùng: 24 tháng
Nhà sản xuất: Sanofi Winthrop Industrie
Nước sản xuất: France
Địa chỉ SX: 1, rue de la Vierge – Ambares et Lagrave – 33565 Carbon Blanc Cedex
Công ty đăng ký: Sanofi-Aventis
Địa chỉ đăng ký: 174 Avenue de France, 75013 Paris

Qua bài viết Thuốc duoplavin 75/100mg là thuốc gì có tác dụng gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • cach dung thuoc duoplavin
  • tim thuoc duoplavin
  • ten thuoc duoplavin
  • tac dung thuoc duoplavin
  • cong dung thuoc duoplavin
  • gia thuoc duoplavin

Check Also

Thuốc atorlip 20mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc atorlip 20mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc atorlip 20mg là thuốc gì? có tác dụng gì? giá …