Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…) và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Sau khi uống, nồng độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 – 2 giờ với khả dụng sinh học tuyệt đối là 70 – 80%. Với liều 250 mg (cho người bệnh nặng 70 kg), nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh là vào khoảng 1,2 mg/lít. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh ứng với các liều 500 mg, 750 mg, 1000 mg là 2,4 mg/lít, 4,3 mg/lít và 5,4 mg/lít.
Nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200 mg là 3 – 4 mg/lít.
Nửa đời trong huyết tương là khoảng 3,5 đến 4,5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi (xem thêm ở phần liều lượng). Dược động học của thuốc không thay đổi đáng kể ở người bệnh mắc bệnh nhày nhớt.
Thể tích phân bố của ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng) và do đó, lọc máu hay thẩm tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ thuốc. Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô), nói chung thuốc dễ ngấm vào mô. Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt, nước mũi, đờm, dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở mức độ thích hợp. Nếu màng não bình thường, thì nồng độ thuốc trong dịch não tủy chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương; nhưng khi màng não bị viêm, thì thuốc ngấm qua nhiều hơn. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.
Khoảng 40 – 50% liều uống đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 75% liều tiêm tĩnh mạch đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân. Hai giờ đầu tiên sau khi uống liều 250 mg, nồng độ ciprofloxacin trong nước tiểu có thể đạt tới trên 200 mg/lít và sau 8 – 12 giờ là 30 mg/lít. Các đường đào thải khác là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
Phổ kháng khuẩn:
Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm phần lớn các mầm bệnh quan trọng. Phần lớn các vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với thuốc.
Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Salmonella, Shigella, Yersina và Vibrio cholerae thường nhạy cảm cao. Tuy nhiên, với việc sử dụng ngày càng nhiều và lạm dụng thuốc, đã có báo cáo về tăng tỷ lệ kháng thuốc củaSalmonella.
Các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Haemophilus và Legionella thường nhạy cảm, Mycoplasma và Chlamydia chỉ nhạy cảm vừa phải với thuốc.
Neisseria thường rất nhạy cảm với thuốc.
Nói chung, các vi khuẩn Gram dương (các chủng Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus, Listeria monocytogenes…) kém nhạy cảm hơn. Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí.
Do cơ chế tác dụng đặc biệt của thuốc nên ciprofloxacin không có tác dụng chéo với các thuốc kháng sinh khác như aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…
Theo báo cáo của Chương trình giám sát quốc gia của Việt Nam về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (1997) và thông tin số 4 năm 1999, thì ciprofloxacin vẫn có tác dụng cao đối với Salmonella typhi (100%), Shigella flexneri (100%). Các vi khuẩn đang tăng kháng ciprofloxacin gồm có Staphylococcus aureus kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 20,6%, Escherichia coli kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 27,8% và S. pneumoniae kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 30%. Tình hình kháng kháng sinh ở các tỉnh phía nam có cao hơn các tỉnh phía bắc. Việc sử dụng ciprofloxacin cần phải thận trọng, có chỉ định đúng, vì kháng ciprofloxacin cũng giống như kháng các thuốc kháng sinh khác là một vấn đề ngày càng thường gặp (xem phần Liều lượng).

Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc ciprobay 500mg là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– Chữa trị các chứng nhiễm trùng hô hấp
– Nhiễm trùng da, mô mềm
– Nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục, phụ khoa

– Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nha khoa, xương, huyết

Thành phần của thuốc:

– Ciprofloxacin HCl…….500mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên

Liều dùng và cách dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đề xuất của thuốc:

– NK hô hấp: Ngày 500-750mg x 2 lần
– NK sinh dục, tiết niệu: Ngày 250mg x 2 lần
– Viêm bàng quang phụ nữ: Ngày 500mg x 1 lần, có biến chứng ngày 500-750mg x 2 lần
– Tiêu chảy: Ngày 500mg x 1-2 lần
– NK khác: Ngày 500mg x 2 lần
– Bệnh than phơi nhiễm: Ngày 500mg x 2 lần
– Dùng thuốc lúc đói hoặc no

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Dùng chung thuốc có thành phần tizanidine
– Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú
– Tiền sử động kinh
– Viêm đại tràng giả mạc, tiền sử viêm – đứt gân
– Người động kinh, suy gan thận (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Mề đay, dị ứng, nổi mẫn
– Buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, phù mạch
– Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, tăng men gan
– Giảm bạch cầu – tiểu cầu, viêm nhiễm vùng kín, táo bón

Nếu có những triệu chứng xấu nên đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để chữa trị, tránh trường hợp để lâu ảnh hưởng xấu đến bản thân.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận.
– Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng.
– Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…
– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc ciprobay 500mg giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc ciprobay 500mg có giá 150.000 / hộp 10 viên.

Ciprobay 500 là thuốc có thành phần hoạt chất là Ciprofloxacin Hydrochloride, do Bayer Schering Pharma AG sản xuất. Xuất xứ: Germany
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Ciprobay 500
Tên hoạt chất: Ciprofloxacin hydrochloride
Hàm lượng: Ciprofloxacin 500mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Tiêu chuẩn: NSX
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên
Số đăng ký: VN-14009-11
Hạn dùng: 60 tháng
Nhà sản xuất: Bayer Schering Pharma AG
Nước sản xuất: Germany
Địa chỉ SX: D-51368 Leverkusen
Công ty đăng ký: Bayer (South East Asia) Pte., Ltd.
Địa chỉ đăng ký: 63 Chulia Street # 14-00, Singapore (049514)

Qua bài viết Thuốc ciprobay 500mg là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.


Từ khóa liên quan:

  • thuốc kháng sinh ciprobay
  • thuốc tiêm ciprobay
  • thuốc ciprobay có tác dụng gì
  • gia thuốc ciprobay 500mg
  • tác dụng của thuốc ciprobay 500
  • công dụng thuốc ciprobay

Check Also

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ama power 1,5g là thuốc gì? có tác dụng gì? …